Bạn có biết rằng ngay cả trong những ngày râm mát, tia UV vẫn âm thầm tấn công làn da? Dù chăm chỉ dưỡng da đến đâu nhưng nếu không hiểu chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng, bạn vẫn không thể bảo làn da của mình một cách triệt để. Bài viết dưới đây của Beauty Summit sẽ giúp bạn giải mã từng cấp độ của tia UV và hướng dẫn cách bảo vệ làn da đúng chuẩn, khoa học và hiệu quả.
Tia UV là gì?
Tia UV hay còn gọi là tia cực tím, là một dạng bức xạ điện từ phát ra chủ yếu từ ánh sáng mặt trời. Trong tự nhiên, mặt trời chính là nguồn tia UV lớn nhất, tuy nhiên tia UV cũng có thể đến từ các nguồn nhân tạo như giường nhuộm da, đèn hàn hoặc một số thiết bị trong công nghiệp và y tế.
Về bản chất, bức xạ tia cực tím có năng lượng lớn hơn ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy, nhưng thấp hơn so với tia X. Đặc điểm quan trọng của tia UV là ở khả năng ion hóa, tức là có thể đánh bật electron khỏi nguyên tử hoặc phân tử. Đây là lý do tại sao tia UV có thể gây tổn thương DNA trong tế bào da, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư da, u sắc tố da nếu tiếp xúc quá nhiều mà không có biện pháp bảo vệ.

Tuy nhiên, do tia UV không thâm nhập sâu vào bên trong cơ thể, tác hại chủ yếu diễn ra trên bề mặt da và mắt. Chính vì vậy, hiểu rõ về loại tia này là bước cần thiết để có cách phòng ngừa hiệu quả những tác động mà nó gây ra cho cơ thể con người.
Theo phổ bước sóng, tia cực tím được chia thành hai vùng chính:
- Vùng tử ngoại gần (Near UV): bước sóng từ 380 – 200nm
- Vùng tử ngoại chân không (Vacuum UV): bước sóng từ 200 – 10nm
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta tiếp xúc chủ yếu với tia tử ngoại gần, đặc biệt là khi ra ngoài vào ban ngày. Do đó, đo lường chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng, hay thậm chí là tia UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng, đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai yêu làn da và muốn phòng tránh lão hóa, nám sạm hoặc ung thư da.
Phân loại tia UV
Tia cực tím (UV) là tên gọi chung các loại tia cực tím hiện nay. Dựa theo bước sóng và mức độ năng lượng, tia UV được chia thành ba loại chính: UVA, UVB và UVC. Mỗi loại lại có ảnh hưởng khác nhau đến làn da và sức khỏe của con người.
Tia UVA
Tia UVA có bước sóng dài nhất, dao động từ 380 – 315 nm và chiếm khoảng 95% tia UV tiếp xúc với làn da. Loại tia này không bị tầng ozon hấp thụ, nên có thể xuyên qua mây, kính và tác động đến da suốt cả ngày, kể cả khi trời râm.
Mặc dù năng lượng yếu hơn so với UVB và UVC nhưng UVA lại xâm nhập sâu vào lớp hạ bì, góp phần phá hủy collagen, gây lão hóa da sớm và hình thành nếp nhăn. Không những vậy, UVA còn gây tổn thương DNA gián tiếp và có thể góp phần vào sự phát triển của một số bệnh ung thư da.
Tia UVB
Tia UVB có bước sóng từ 315 đến 280nm, ngắn hơn và năng lượng cao hơn UVA. Dù bị tầng ozon hấp thụ phần lớn, nhưng phần còn lại vẫn đủ mạnh để gây cháy nắng, tổn thương DNA trực tiếp và làm tăng nguy cơ ung thư da.
UVB thường có cường độ cao nhất từ 10h sáng đến 3h chiều, đặc biệt trong mùa hè. Đây là thời điểm tia UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng trở thành câu hỏi then chốt cho các tín đồ chăm da, nhất là với làn da nhạy cảm hoặc đang treatment.

Tia UVC
Tia UVC có bước sóng dưới 280nm, mạnh nhất trong ba loại nhưng may mắn bị tầng ozon và khí quyển hấp thụ hoàn toàn trước khi chạm đến mặt đất. Vì vậy, tia UVC trong đời sống hằng ngày chủ yếu đến từ các nguồn nhân tạo như đèn khử trùng, đèn thủy ngân hoặc thiết bị hàn hồ quang. Mặc dù tia UVC không phải là nguyên nhân chính gây ung thư da, nhưng nếu tiếp xúc trực tiếp từ nguồn nhân tạo, vẫn có thể gây bỏng hoặc tổn thương mô da.
Tác hại của tia UV lên làn da
Nếu bạn từng thắc mắc vì sao dù bôi bao lớp kem dưỡng mà da vẫn sạm, nám hay xuất hiện nếp nhăn – rất có thể nguyên nhân gây ra đang âm thầm tác động chính là tia UV. Đây là yếu tố ảnh hưởng chính âm thầm nhưng dai dẳng nhất đối với làn da, đặc biệt là ở những quốc gia có cường độ nắng mạnh như Việt Nam.
Tia UVA, UVB và UVC – Những tác nhân tàn phá làn da theo cách khác nhau
- Tia UVA (380 – 315nm): Có khả năng xuyên qua mây mù, không khí và thậm chí là cả kính cửa sổ. UVA xâm nhập sâu vào tầng hạ bì, phá vỡ cấu trúc collagen và elastin – hai loại protein giữ da căng mịn. Đây là lý do vì sao làn da lão hóa sớm, xuất hiện nếp nhăn, chảy xệ dù bạn còn rất trẻ.
- Tia UVB (315 – 280nm): Dù bị tầng ozon lọc bớt, nhưng vẫn có thể xuyên qua và gây ra cháy nắng. Khi tiếp xúc, lớp thượng bì của da phản ứng bằng cách sản xuất Melanin – sắc tố làm da sạm màu. Tuy nhiên, khi lượng Melanin không đủ để bảo vệ, da sẽ bị bỏng rát, bong tróc, thậm chí phồng rộp.
- Tia UVC (280 – 100nm): Có năng lượng cao nhất, có khả năng gây ung thư da. May mắn là UVC đã bị tầng ozon hấp thụ hoàn toàn, nhưng vẫn có thể xuất hiện từ các nguồn nhân tạo như đèn khử trùng hay thiết bị hàn hoặc từ các lỗ hổng tầng ozon.

Gây ung thư da và rối loạn sắc tố
Tia cực tím có khả năng gây tổn thương DNA trong tế bào da, dẫn đến sự thay đổi cấu trúc tế bào và hình thành khối u. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, phơi nhiễm tia cực tím (UV) là nguyên nhân gây ra khoảng 90% các trường hợp ung thư da không hắc tố. Đây là con số khiến các chuyên gia da liễu luôn khuyến cáo không nên ra ngoài nắng mà thiếu kem chống nắng, đặc biệt là khi chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng đã ở ngưỡng cảnh báo đỏ.
Các bệnh về da có thể gặp phải nếu tiếp xúc với tia cực tím nhiều mà không có các phương pháp bảo hộ đúng cách có thể gặp phải như: rối loạn sắc tố da, kích ứng da, viêm da hoặc có thể là u sắc tố hay ung thư da.
Lão hóa sớm
Tiếp xúc với tia UV hàng ngày, dù ít hay nhiều, đều góp phần làm giảm collagen và elastin, khiến da mất độ đàn hồi, chùng nhão và hình thành nếp nhăn. Không chỉ vậy, UV còn kích thích melanin hoạt động mạnh hơn, gây ra nám, tàn nhang, đốm nâu, đặc biệt ở những vùng da mỏng như gò má, trán và quanh mắt.
Vùng da quanh mắt
Vùng da quanh mắt là nơi mỏng manh nhất trên khuôn mặt, lại ít tuyến nhờn và không có lớp mỡ bảo vệ, nên rất dễ bị tổn thương bởi tia UV. Kết quả là vết chân chim, nếp nhăn, sạm màu sẽ xuất hiện sớm hơn các vùng khác. Nếu không chăm sóc đúng cách, lão hóa vùng da quanh mắt sẽ là dấu hiệu đầu tiên xuất hiện trên khuôn mặt gây mất thẩm mỹ cũng như nhiều bất tiện khác cho con người..
Chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng?
Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là: chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng? Câu trả lời nằm ở cách hiểu đúng về thang đo UV Index – chỉ số phản ánh mức độ bức xạ tia cực tím (UV) từ mặt trời có thể gây hại cho da người. Dưới đây là phân loại mức độ ảnh hưởng của tia UV theo tiêu chuẩn của EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ):
- Chỉ số UV từ 0 – 2 (Thấp): Ở mức này, bạn có thể cảm thấy an toàn khi ra ngoài mà không cần đến kem chống nắng. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc đang điều trị da, vẫn nên bôi một lớp mỏng kem chống nắng có SPF nhẹ để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp này, câu hỏi tia UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng vẫn rất đáng để cân nhắc với từng loại da.
- Chỉ số UV từ 3 – 5 (Trung bình): Lúc này, kem chống nắng nên được sử dụng thường xuyên khi ra ngoài, với chỉ số SPF từ 15 – 30 là phù hợp. Dù trời có râm hay mát, tia UV vẫn có thể xuyên qua mây và gây tổn thương da âm thầm.
- Chỉ số UV từ 6 – 7 (Cao): Đây là ngưỡng bắt đầu nguy hiểm với làn da. Bạn cần dùng kem chống nắng có SPF tối thiểu 30, kết hợp che chắn bằng áo chống nắng, kính râm, mũ rộng vành để giảm thiểu tổn thương do tia cực tím gây ra.
- Chỉ số UV từ 8 – 10 (Rất cao): Tia UV ở mức này có thể gây cháy nắng chỉ sau 15 – 20 phút tiếp xúc, nhất là với da sáng màu hoặc da nhạy cảm. Bạn bắt buộc dùng kem chống nắng SPF 30 trở lên và nên hạn chế ra ngoài trời vào khung giờ từ 10h – 15h, khi bức xạ UV mạnh nhất trong ngày.
- Chỉ số UV từ 11+ (Cực kỳ cao): Cảnh báo đỏ cho làn da! Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bạn cần kem chống nắng có SPF 50+, che chắn kỹ càng và tốt nhất nên tránh hoàn toàn việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Lưu ý: Khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều là thời điểm tia UV có bức xạ mạnh nhất trong ngày, gây ra tác động mạnh đến da và mắt.
Thời tiết có thể thay đổi thất thường, nhưng một điều không thay đổi là tác hại âm thầm từ tia UV. Việc hiểu rõ chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ làn da mỗi ngày. Hãy biến việc bôi kem chống nắng trở thành thói quen, không chỉ để làm đẹp mà còn để gìn giữ sức khỏe làn da lâu dài.