Cách AI Đang Thay Đổi Ngành Làm Đẹp: Cá Nhân Hóa, Công Nghệ và Tương Lai Mới

Trong vài năm trở lại đây, chúng ta chứng kiến làn sóng đổi mới mạnh mẽ khi AI thay đổi ngành làm đẹp theo cách chưa từng có. Từ nghiên cứu sản phẩm, chăm sóc da cá nhân hóa đến tiếp thị và phân phối, trí tuệ nhân tạo đang tái định nghĩa toàn bộ chuỗi giá trị của ngành. Những công nghệ này không chỉ thay đổi quy trình vận hành, mà còn nâng cao trải nghiệm người dùng, mở ra một kỷ nguyên làm đẹp thông minh và kết nối hơn bao giờ hết.

Xu hướng AI thay đổi ngành làm đẹp toàn cầu

Ngành công nghiệp làm đẹp đang bước vào kỷ nguyên mới, nơi AI thay đổi ngành làm đẹp không chỉ còn là xu hướng viễn tưởng mà đã hiện diện trong từng bước tiến của thị trường.

Xu hướng AI thay đổi ngành làm đẹp toàn cầu
Xu hướng AI thay đổi ngành làm đẹp toàn cầu

Những cải tiến như phân tích da bằng trí tuệ nhân tạo, gợi ý sản phẩm cá nhân hóa theo gene, hay ứng dụng thực tế ảo (AR) trong thử nghiệm mỹ phẩm… đang diễn ra từng ngày. Điều này chứng minh rằng công nghệ thay đổi ngành làm đẹp không chỉ đơn thuần ở cấp độ sản phẩm mà còn định hình lại toàn bộ hành trình làm đẹp, từ nghiên cứu, sản xuất đến trải nghiệm tiêu dùng.

Đặc biệt, thị trường đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ sang các giá trị mới: bền vững, bao hàm và đa dạng. Những công nghệ thông minh không chỉ giúp người tiêu dùng tìm ra sản phẩm phù hợp hơn mà còn góp phần loại bỏ các rào cản về giới tính, màu da hay độ tuổi, mang lại một ngành làm đẹp cởi mở và công bằng hơn.

Theo báo cáo của Grand View Research, quy mô thị trường công nghệ làm đẹp toàn cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 17,9% trong giai đoạn 2025-2030 – con số minh chứng rõ ràng cho tiềm năng “bùng nổ” của một ngành đang được dẫn dắt bởi AI và công nghệ.

Những công nghệ mới thay đổi ngành làm đẹp

Cuộc cách mạng công nghệ đang định hình lại ngành công nghiệp làm đẹp từng ngày. Từ cá nhân hóa trải nghiệm đến phát triển sản phẩm siêu tốc, những công nghệ mới đang thay đổi ngành làm đẹp không chỉ ở quy mô toàn cầu mà còn tác động sâu sắc đến từng cá nhân.

Cá nhân hóa AI thay đổi ngành làm đẹp trên toàn cầu

Trong kỷ nguyên số, nơi AI thay đổi ngành làm đẹp, không có xu hướng nào rõ ràng và được đón nhận hơn cá nhân hóa. Người tiêu dùng ngày càng kỳ vọng vào những trải nghiệm làm đẹp mang dấu ấn riêng, phù hợp với từng loại da, lối sống và thậm chí cả tâm trạng, đây là điều mà chỉ có công nghệ mới có thể đáp ứng một cách nhanh chóng và chính xác.

Theo báo cáo năm 2023 từ Công ty nghiên cứu thị trường Segment, có đến 56% người tiêu dùng sẵn sàng trở thành khách hàng trung thành nếu thương hiệu cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa. Trong lĩnh vực mỹ phẩm, con số này thậm chí còn ấn tượng hơn. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng 72% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm được thiết kế riêng cho bản thân. Tỷ lệ người quan tâm đến cá nhân hóa trong mỹ phẩm cũng tăng mạnh, từ 30% năm 2016 lên 42% vào năm 2023 theo khảo sát của IFOP. Những con số ấy không chỉ phản ánh nhu cầu mà còn cho thấy cá nhân hóa đang trở thành một quyền lợi tất yếu chứ không còn là một đặc quyền.

Vậy điều gì đang đứng sau sự “bùng nổ” này?

Câu trả lời là công nghệ thay đổi ngành làm đẹp, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI). AI giờ đây không chỉ phân tích làn da, mà còn dựa vào hành vi tiêu dùng, thói quen chăm sóc da, dữ liệu sinh học… để đề xuất sản phẩm và liệu trình phù hợp đến từng cá nhân.

Đơn cử, Amorepacific, thương hiệu hàng đầu Hàn Quốc, đã giới thiệu Wanna Beauty AI, một chatbot làm đẹp tích hợp công nghệ AI tạo sinh và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Khách hàng chỉ cần trò chuyện với AI qua giọng nói, hệ thống sẽ nhận diện khuôn mặt, gợi ý layout trang điểm và tạo hình ảnh minh họa theo đúng gương mặt thật, mang tới trải nghiệm đầy trực quan và thuyết phục.

Không kém cạnh, Perfect Corp tung ra PerfectGPT – một nền tảng trợ lý AI làm đẹp ứng dụng mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Từ trò chuyện, thử sản phẩm ảo bằng công nghệ AI/AR, đến phân tích da và gợi ý sản phẩm, PerfectGPT mang đến một trải nghiệm mua sắm được “may đo” cho từng người, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, giảm rủi ro và tăng hiệu quả rõ rệt khi chọn mỹ phẩm.

Những lợi ích mà công nghệ cá nhân hóa mang lại cho người dùng là rất rõ ràng:

  • Tăng sự hài lòng: Sản phẩm phù hợp với cơ địa và nhu cầu riêng sẽ phát huy tối đa tác dụng, hạn chế kích ứng.
  • Nâng cao hiệu quả: Không còn “đoán mò” loại da hay tình trạng da của mình – AI sẽ phân tích và đưa ra hướng dẫn cụ thể.
  • Tạo sự gắn bó: Trải nghiệm được cá nhân hóa tạo ra cảm giác được thấu hiểu, từ đó tăng mức độ trung thành với thương hiệu.

Theo Statista, thị trường AI trong ngành làm đẹp có thể đạt 11,2 tỷ USD vào năm 2030, phản ánh rõ tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của AI đối với lĩnh vực này. Một khi AI thay đổi ngành làm đẹp, yếu tố “con người” tưởng chừng bị đánh mất lại được khơi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết bởi giờ đây, mỗi cá nhân đều được lắng nghe, phân tích và phục vụ theo cách riêng biệt nhất.

Công nghệ khoa học trong chăm sóc da

Trong bối cảnh AI thay đổi ngành làm đẹp, một làn sóng đổi mới khác cũng đang diễn ra mạnh mẽ và ít ồn ào hơn, đó là công nghệ khoa học trong chăm sóc da. Người tiêu dùng hiện đại không chỉ quan tâm đến hiệu quả tức thì mà còn đặt kỳ vọng vào các liệu pháp làm đẹp an toàn, không xâm lấn và thân thiện với môi trường. Theo một khảo sát gần đây, 79% người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn các liệu pháp chăm sóc da công nghệ cao nhưng không xâm lấn, cho thấy sự chuyển dịch rõ nét trong tư duy làm đẹp của thị trường.

Công nghệ khoa học trong chăm sóc da thay đổi bởi AI
Công nghệ khoa học trong chăm sóc da thay đổi bởi AI

Một trong những hướng đi đầy hứa hẹn chính là công nghệ sinh học, đây là yếu tố then chốt giúp các thương hiệu gỡ nút thắt giữa hiệu quả và tính bền vững. Thay vì khai thác trực tiếp từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên vốn đang ngày càng cạn kiệt và dễ gây tranh cãi về đạo đức. Các nhà sản xuất mỹ phẩm đang ứng dụng công nghệ lên men, nuôi cấy tế bào hoặc biến đổi gen để tạo ra nguyên liệu hoạt tính trong phòng thí nghiệm, có độ tinh khiết cao và khả năng nhân bản không giới hạn.

Tiêu biểu có thể kể đến Biossance, thương hiệu tiên phong ứng dụng công nghệ sinh học trong làm đẹp, với dòng sản phẩm chứa squalane chiết xuất từ mía thay vì sử dụng gan cá mập như truyền thống. Không chỉ mang lại hiệu quả dưỡng ẩm, làm mềm da vượt trội, squalane sinh học còn là biểu tượng cho sự kết hợp giữa khoa học và đạo đức trong làm đẹp hiện đại.

Năm 2025 được dự đoán là “mùa thu hoạch” của những hoạt chất sinh học mới: Malassezin – giải pháp thay thế ít gây kích ứng hơn vitamin C, hay Naringenin – hoạt chất có khả năng giảm viêm và phục hồi da nhanh chóng, thậm chí được đánh giá vượt trội hơn cả niacinamide.

Không chỉ tạo ra các sản phẩm ưu việt hơn, những tiến bộ này còn thể hiện rất rõ cách công nghệ thay đổi ngành làm đẹp: từ cách chúng ta khai thác nguyên liệu, đến việc sản phẩm được tạo ra và đưa đến tay người tiêu dùng. Và một điều chắc chắn rằng khi công nghệ khoa học trong chăm sóc da tiếp tục phát triển, làn da của chúng ta sẽ ngày càng được thấu hiểu, nuôi dưỡng và bảo vệ theo cách thông minh và nhân văn hơn bao giờ hết.

AI trong nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm làm đẹp

Trong bức tranh toàn cảnh về cách AI thay đổi ngành làm đẹp, một trong những bước chuyển mình rõ ràng nhất chính là trong quy trình nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm. Những công thức dưỡng da từng mất 1 – 2 năm để hoàn thiện, giờ đây được rút ngắn xuống chỉ vài tháng nhờ vào công nghệ thay đổi ngành làm đẹp từ bên trong.

Trước kia, quy trình tạo ra một sản phẩm chăm sóc da đòi hỏi hàng loạt bước thủ công như: phân tích nguyên liệu, thử nghiệm công thức, đánh giá tác động lên làn da thật… Quá trình này không chỉ tốn thời gian mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về kích ứng, không tương thích với từng loại da hoặc hiệu quả không như mong đợi. Nhưng giờ đây, nhờ trí tuệ nhân tạo, các thương hiệu đã có thể mô phỏng mọi phản ứng hóa học ngay từ khi sản phẩm còn nằm trên bản thiết kế.

Cốt lõi của sự đột phá này nằm ở machine learning (máy học) – một nhánh thuộc AI. Thuật toán có thể xử lý hàng triệu dữ liệu về da, bảng thành phần, phản ứng lâm sàng và các yếu tố liên quan đến độ tuổi, giới tính, vùng khí hậu. Từ đó, AI đưa ra các tổ hợp thành phần phù hợp, xác suất gây kích ứng thấp và hiệu quả điều trị tối ưu cho từng nhóm người dùng. Những yếu tố trước đây vốn phụ thuộc vào phán đoán hoặc thử nghiệm thủ công, nay đã có thể được dự đoán chính xác bằng công nghệ.

Không dừng lại ở lý thuyết, AI còn giúp tinh chỉnh công thức sản phẩm theo dữ liệu thị trường thực tế. Ví dụ, nếu người dùng ở khu vực có khí hậu nóng ẩm thường gặp tình trạng da đổ dầu, AI có thể đề xuất loại bỏ một số thành phần gây bít tắc hoặc tăng cường chiết xuất có khả năng kiểm soát dầu. Đây chính là cách mà công nghệ thay đổi ngành làm đẹp – bằng việc chuyển từ sản phẩm “một cho tất cả” sang “một cho mỗi người”.

Các ông lớn trong ngành đã nhanh chóng vào cuộc. Shiseido bắt tay với Accenture để xây dựng nền tảng VOYAGER, ra mắt vào tháng 2/2024. Với hơn nửa triệu dữ liệu nghiên cứu được tích hợp, VOYAGER cho phép Shiseido phân tích độ tương đồng giữa các công thức, dự đoán dữ liệu còn thiếu và rút ngắn đáng kể vòng đời R&D từ 18 tháng xuống còn chưa tới 6 tháng.

Cùng với đó, cũng trong quý I/2024, Estée Lauder hợp tác cùng Microsoft thành lập AI Innovation Lab, nơi lưu trữ hàng triệu hồ sơ da người dùng trên toàn thế giới. Phòng lab này không chỉ phân tích đặc điểm da theo vùng địa lý mà còn hỗ trợ đề xuất liều lượng, nồng độ hoạt chất tối ưu cho từng nhóm mục tiêu, từ da châu Á dễ nhạy cảm đến làn da khô của người Bắc Âu.

Estée Lauder hợp tác cùng Microsoft thành lập AI Innovation Lab
Estée Lauder hợp tác cùng Microsoft thành lập AI Innovation Lab

Nhìn rộng hơn, khi AI thay đổi ngành làm đẹp, nó không chỉ thay đổi giao diện bên ngoài mà thực sự tái cấu trúc quy trình sáng tạo từ gốc rễ. Đó là khi khoa học và làm đẹp không còn là hai thế giới tách biệt, mà đang dần hòa làm một – chính xác, nhanh chóng và cá nhân hóa hơn bao giờ hết.

AI trong định vị thương hiệu làm đẹp với người dùng

Trong thời đại AI thay đổi ngành làm đẹp, mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng không còn đơn thuần là bán và mua mà đang trở thành cuộc đối thoại mang tính cá nhân, sâu sắc và đầy tính kết nối. Sức mạnh của công nghệ thay đổi ngành làm đẹp không chỉ nằm ở sản phẩm hay công thức, mà còn ở cách thương hiệu định vị mình trong tâm trí người tiêu dùng.

AI ngày nay có thể cá nhân hóa toàn bộ quy trình làm đẹp, từ gợi ý sản phẩm phù hợp, xây dựng routine chăm sóc da, đến thiết kế chiến dịch tiếp thị riêng biệt, tất cả dựa trên dữ liệu cụ thể như loại da, độ tuổi, thói quen sinh hoạt và thậm chí cả điều kiện khí hậu từng vùng. Điều này không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian lựa chọn mà còn tạo ra trải nghiệm cảm giác như “được lắng nghe và thấu hiểu”.

Điểm khác biệt lớn nhất của AI nằm ở khả năng “đọc vị” người dùng ở cấp độ sâu hơn. Không chỉ phân tích dữ liệu thô, AI còn hiểu được bối cảnh: một người dùng đang stress vì công việc sẽ cần routine làm dịu; người sống ở khu vực nắng nóng sẽ quan tâm đến sản phẩm chống nắng trong thời gian dài. AI có thể phát hiện những insight tiềm ẩn, điều mà khảo sát truyền thống khó có thể làm được, từ đó giúp thương hiệu định hình thông điệp, giá trị và cá tính sao cho phù hợp với từng phân khúc khách hàng.

Các nền tảng tích hợp AI như chatbot, email, ứng dụng di động và website giờ đây đều có khả năng tùy biến nội dung marketing theo từng cá nhân, từ lời chào trong email cho đến ưu đãi sinh nhật, sản phẩm gợi ý theo mùa… Mọi điểm chạm đều mang tính cá nhân hóa và nhất quán.

Một ví dụ táo bạo đến từ Mỹ: cuối năm 2024, sự hợp tác giữa SmartSKN và Lillycover đã cho ra mắt hệ thống robot chăm sóc da ứng dụng AI, có thể quét, phân tích da tại chỗ và đưa ra sản phẩm dựa trên đánh giá ngay lập tức. Đây không chỉ là bước tiến công nghệ mà còn là bước chuyển mình trong cách thương hiệu tương tác, từ gián tiếp qua màn hình trở thành trải nghiệm tương tác tại chỗ, chuyên sâu và chính xác.

Thách thức & cơ hội của thị trường làm đẹp Việt Nam trong thời đại số hóa

Không nằm ngoài xu hướng toàn cầu, thị trường làm đẹp Việt Nam đang chứng kiến những chuyển mình mạnh mẽ khi AI thay đổi ngành làm đẹp. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này không hề đơn giản. Cùng với những bước cơ hội đáng kỳ vọng là hàng loạt thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp nội địa phải cẩn trọng, linh hoạt và chủ động thích nghi.

Thách thức 

Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là bảo mật dữ liệu cá nhân. Khi công nghệ thay đổi ngành làm đẹp, lượng dữ liệu cá nhân được thu thập để phục vụ cho cá nhân hóa ngày càng nhiều, từ loại da, thói quen sinh hoạt đến thói quen tiêu dùng. Theo Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia, trong năm 2024, có tới 66,24% người dùng tại Việt Nam từng bị sử dụng trái phép thông tin cá nhân, đặc biệt qua các nền tảng mạng xã hội và mua sắm online. Điều này khiến người tiêu dùng trở nên dè dặt hơn khi chia sẻ thông tin với các ứng dụng làm đẹp sử dụng AI.

Ngoài ra, chi phí đầu tư vào nền tảng công nghệ là rào cản không nhỏ, đặc biệt với các thương hiệu nội địa nhỏ và vừa. Việc triển khai AI không chỉ yêu cầu ngân sách lớn mà còn đòi hỏi nguồn lực kỹ thuật và nhân sự có chuyên môn, đây là những điều mà nhiều doanh nghiệp chưa thực sự sẵn sàng.

Thêm vào đó, môi trường online vốn là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro từ hàng giả, hàng nhái. Việc xuất hiện tràn lan các sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của người tiêu dùng và uy tín thương hiệu.

Bên cạnh đó, một thách thức không nhỏ là sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi tiêu dùng. Gen Z, thế hệ dẫn đầu xu hướng chăm sóc da hiện nay, liên tục đón nhận và tạo ra các trào lưu làm đẹp mới. Hành vi mua sắm của họ thường dựa trên nội dung từ KOL, influencer, cộng đồng mạng thay vì kênh truyền thống. Điều này đòi hỏi các thương hiệu phải cập nhật xu hướng nhanh chóng, vận hành linh hoạt và sẵn sàng thích nghi.

Cơ hội khi AI thay đổi ngành làm đẹp

Bên cạnh những rào cản, thị trường làm đẹp Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội vàng. Theo EuroMonitor International, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành mỹ phẩm tại Việt Nam đạt 6% mỗi năm và dự kiến doanh thu chạm mốc 3,5 tỷ USD vào năm 2026. Đây là tín hiệu tích cực cho bất kỳ thương hiệu nào dám đầu tư bài bản vào chiến lược số hóa.

Gen Z đang ưa chuộng cá nhân hóa và công nghệ. Đây là nhóm khách hàng không ngại trải nghiệm mới, từ ứng dụng chọn cushion theo tone da, thiết kế routine chăm sóc da sáng và tối đến các công cụ soi da trên điện thoại. Điều này là lợi thế rất lớn cho thương hiệu nội địa nếu biết tận dụng AI và dữ liệu người dùng một cách khéo léo.

Hơn thế nữa, xu hướng làm đẹp trực tuyến đang bùng nổ. Các beauty blogger, TikToker, chuyên gia làm đẹp ngày càng có sức ảnh hưởng lớn, mở ra kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả và giàu cảm xúc. Khi kết hợp với AI trong cá nhân hóa thông điệp, thương hiệu có thể vừa tiếp cận nhanh chóng, vừa xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Ngoài ra, sự phát triển của thương mại điện tử và mạng xã hội đã xoá mờ ranh giới địa lý, giúp thương hiệu dễ dàng phủ sóng toàn quốc. Chỉ với một nền tảng trực tuyến, một thương hiệu từ Cần Thơ có thể tiếp cận khách hàng tại Hà Nội, Hải Phòng hay Đà Nẵng.

Không còn là xu hướng, AI thay đổi ngành làm đẹp đang là thực tế diễn ra từng ngày và từng giờ. Từ phòng lab đến điện thoại cá nhân, công nghệ đang đưa ngành làm đẹp đến gần hơn với từng cá nhân, từng làn da. Dù vẫn còn thách thức, nhưng với tốc độ chuyển đổi số hiện tại, đây chính là thời điểm vàng để các thương hiệu thích nghi, bứt phá và ghi dấu ấn bằng sự thấu hiểu sâu sắc kết hợp cùng sức mạnh công nghệ. Mong rằng, bài viết trên đây của Beauty Summit đã mang tới cái nhìn tổng quan cho những người đang và sẽ gia nhập thị trường làm đẹp về xu hướng phát triển của phân khúc đầy tiềm năng này.