Kem Chống Nắng Vật Lý Là Gì? Cách Nhận Biết, Thành Phần & Cách Dùng

Nếu từng thắc mắc kem chống nắng vật lý là gì và vì sao ngày càng nhiều tín đồ làm đẹp ưu ái lựa chọn, thì bài viết này chính là câu trả lời không thể chi tiết hơn nữa. Không chỉ giúp hiểu rõ cơ chế hoạt động, chống nắng vật lý còn được xem là vị cứu tinh cho làn da nhạy cảm. Cùng Beauty Summit khám phá từ thành phần, cách nhận biết đến cách dùng hiệu quả để chọn đúng sản phẩm phù hợp với làn da nhé!

Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý là gì
Kem chống nắng vật lý là gì

Kem chống nắng vật lý là gì? Đây là câu hỏi nhiều tín đồ làm đẹp bắt đầu quan tâm khi lựa chọn sản phẩm bảo vệ da một cách có phương pháp, an toàn, lành tính. Khác với kem chống nắng hóa học, chống nắng vật lý (hay còn gọi là sunblock) hoạt động như một lớp “gương phản chiếu” trên bề mặt da, giúp phản xạ tia UV (UVA và UVB) ngay khi tiếp xúc, thay vì thẩm thấu rồi phân hủy như loại hóa học.

Thành phần chính trong kem chống nắng vật lý thường là Titanium Dioxide và Zinc Oxide tạo nên màng lọc chống nắng vật lý cực kỳ hiệu quả. Lớp kem sau khi thoa có thể hơi trắng nhẹ do hiệu ứng của thành phần này nhưng đổi lại là khả năng bảo vệ tức thì và thân thiện với làn da nhạy cảm.

Một làn da yếu, dễ kích ứng với các sản phẩm chăm sóc da thì lựa chọn một loại kem chống nắng dịu nhẹ nhưng hiệu quả bảo vệ da tốt thì kem chống nắng vật lý chính là lựa chọn không thể thiếu của chu trình chăm sóc da hằng ngày của làn da.

Thành phần kem chống nắng vật lý

Khi nhắc đến kem chống nắng vật lý, điều khiến sản phẩm này được ưa chuộng chính là bảng thành phần thân thiện với làn da, đặc biệt là da nhạy cảm. Hai thành phần kem chống nắng vật lý chính thường gặp là Titanium Dioxide (TiO₂) và Zinc Oxide (ZnO), đây đều là các khoáng chất tự nhiên có khả năng tạo nên màng lọc chống nắng vật lý hiệu quả.

  • Titanium Dioxide hoạt động như một “tấm gương” trên da, phản xạ và tán xạ các tia UVA và UVB ra khỏi bề mặt. Thành phần này thường có kết cấu mịn, trắng, ít gây kích ứng, phù hợp cho cả làn da nhạy cảm, da trẻ nhỏ hay người mới bắt đầu sử dụng chống nắng vật lý.
  • Zinc Oxide lại là thành phần đứng phía sau với chức năng bảo vệ cuối cùng của làn da. Với khả năng chống tia UVA bước sóng dài – nguyên nhân chính gây lão hóa và ung thư da. Không chỉ vậy, Zinc Oxide còn có tính kháng viêm, làm dịu những vùng da kích ứng, mẩn đỏ, hỗ trợ tốt cho làn da đang bị mụn hoặc sau treatment.

Ngoài ra, một số sản phẩm còn bổ sung Sắt Oxide, Magie Silicat giúp tăng cường khả năng bảo vệ và giảm hiện tượng trắng bệch. Khi tìm một loại kem chống nắng vật lý phổ rộng, đừng quên kiểm tra kỹ các thành phần kem chống nắng vật lý này để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn cho da của mình.

Cách nhận biết kem chống nắng vật lý là gì?

Đối với các tín đồ skincare, việc nhận biết kem chống nắng vật lý là bước đầu tiên để lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da nhạy cảm. Có vài dấu hiệu đơn giản giúp phân biệt nhanh các loại kem chống nắng vật lý này:

Cách nhận biết kem chống nắng vật lý là gì
Cách nhận biết kem chống nắng vật lý là gì
  • Tên sản phẩm: Trên bao bì, kem chống nắng vật lý thường ghi rõ là “Sunblock”, “Mineral Sunscreen” hoặc “Physical Sunscreen”, đây là những cụm từ ám chỉ đặc trưng chống nắng vật lý.
  • Bảng thành phần: Hãy tìm trong phần “active ingredients” xem có chứa Zinc Oxide hoặc Titanium Dioxide không. Đây là hai thành phần kem chống nắng vật lý chủ đạo tạo nên màng lọc chống nắng vật lý hiệu quả.
  • Kết cấu và hiệu ứng trên da: Sữa chống nắng vật lý hoặc kem thường có kết cấu dày hơn so với loại hóa học, khi thoa có thể để lại lớp màu trắng nhẹ, đây là đặc điểm quen thuộc nhưng không gây hại.
  • Mô tả cơ chế hoạt động: Nếu sản phẩm được giới thiệu là “tạo lớp màng bảo vệ phản xạ tia UV”, rất có thể đó chính là kem chống nắng vật lý phổ rộng – dòng sản phẩm bảo vệ da bằng cách đẩy lùi tia UV ngay khi vừa tiếp xúc.

Các dạng kem chống nắng vật lý

Ngày nay, kem chống nắng vật lý không chỉ có một dạng kem truyền thống mà đã được phát triển thành nhiều kết cấu khác nhau để phù hợp với từng loại da và nhu cầu sử dụng. Tùy vào thói quen skincare, có thể chọn dạng sản phẩm phù hợp nhất, miễn là đảm bảo được khả năng bảo vệ da khỏi tác động của tia UV thông qua màng lọc chống nắng vật lý.

  • Dạng kem (Cream)

Đây là dạng kem chống nắng vật lý phổ biến nhất và dễ nhận biết nhất trong các dòng. Với kết cấu tương đối đặc, dạng kem thường đi kèm với khả năng dưỡng ẩm cao, phù hợp cho da khô hoặc da hỗn hợp thiên khô. Tuy nhiên, nếu không tán kỹ, sản phẩm có thể để lại vệt trắng, khá nhiều người từng sử dụng kem chống nắng vật lý phổ rộng từng gặp phải.

  • Dạng sữa (Lotion/Milk)

Hay còn gọi là sữa chống nắng vật lý, đây là lựa chọn được ưa chuộng bởi kết cấu lỏng nhẹ, thấm nhanh và dễ tán đều. Ưu điểm nổi bật là ít gây bí da, dễ chịu khi dùng cho mặt và toàn thân. Tuy nhiên, vì có kết cầu mỏng nhẹ nên độ ẩm cung cấp thường thấp hơn dạng kem.

  • Dạng gel

Nếu sở hữu làn da dầu hoặc sống ở nơi khí hậu nóng ẩm, dạng gel sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Với kết cấu mỏng, mát và khô thoáng, kem chống nắng dạng gel thẩm thấu rất nhanh, không để lại cảm giác bết dính. Tuy vậy, cần lưu ý bổ sung thêm sản phẩm dưỡng ẩm nếu da khô vì dạng gel thường thiếu độ ẩm cần thiết, nên thoa kem dưỡng trước khi bôi kem chống nắng để cấp ẩm đầy đủ cho da trước.

  • Dạng thỏi (Stick)

Đây là thiết kế kem chống nắng dành cho những ai yêu thích sự tiện lợi và nhanh gọn, đặc biệt phù hợp để thoa lại cho vùng da nhỏ như má, cánh mũi, tai, cổ. Tuy nhiên, dạng này cần được tán kỹ bằng tay hoặc bông để tránh hiện tượng đọng kem, loang màu.

  • Dạng xịt (Spray)

Dạng này có ưu điểm là sự nhanh chóng, chỉ cần vài giây là kem chống nắng đã phủ đều sản phẩm trên cánh tay, chân hoặc lưng. Nhưng dạng xịt lại đòi hỏi người dùng phải xịt đều tay và đủ lượng, nếu không sẽ không đảm bảo khả năng bảo vệ da. Ngoài ra, dạng xịt dễ bay trong không khí nên cần thoa lại kem chống nắng nhiều lần trong ngày.

Ưu nhược điểm của kem chống nắng vật lý

Giống như mọi sản phẩm skincare, chống nắng vật lý cũng có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, cần được cân nhắc kỹ càng sự phù hợp trước khi lựa chọn sử dụng.

Ưu nhược điểm khi sử dụng kem chống nắng vật lý
Ưu nhược điểm khi sử dụng kem chống nắng vật lý

Ưu điểm của kem chống nắng vật lý là gì?

Điểm cộng lớn nhất của kem chống nắng vật lý chính là khả năng bảo vệ da ngay lập tức sau khi thoa, nhờ cơ chế tạo lớp màng lọc phản xạ tia UV trên bề mặt da. Nhờ chứa các thành phần kem chống nắng vật lý như Titanium Dioxide và Zinc Oxide, sản phẩm giúp bảo vệ hiệu quả trước cả tia UVA và UVB. Đặc biệt, với kem chống nắng vật lý phổ rộng, khả năng bảo vệ càng được mở rộng trên dải tia có hại.

Sản phẩm này còn rất được ưa chuộng nhờ tính dịu nhẹ, ít gây kích ứng, cực kỳ phù hợp cho da nhạy cảm, da em bé hoặc da đang tổn thương nhẹ. Ngoài ra, lớp chống nắng bền vững trên da cũng giúp giảm nguy cơ da bị tổn thương lâu dài do ánh nắng.

Nhược điểm cần lưu ý

Tuy nhiên, chất kem dày và dễ để lại vệt trắng chính là điều khiến nhiều người e ngại, nhất là với những làn da ngăm hoặc thường xuyên trang điểm. Đặc tính nổi bật là kết cấu đặc và khó tán nên có thể gây bí da, đổ dầu và hình thành mụn nếu không được làm sạch kỹ. Ngoài ra, khi da tiết nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước, sản phẩm dễ bị trôi, buộc người dùng phải thoa lại thường xuyên để duy trì hiệu quả bảo vệ.

Cách bôi kem chống nắng vật lý

Bôi kem chống nắng vật lý đúng cách không chỉ giúp phát huy tối đa khả năng chống nắng vật lý mà còn giảm thiểu nguy cơ gây bí da, nổi mụn hay để lại vệt trắng kém thẩm mỹ. Một số lưu khi trong cách bôi kem chống nắng vật lý để hiệu quả chống nắng bảo vệ da được phát huy tối ưu nhất mà không gây bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào tới da..

Thứ tự trong chu trình skincare

Kem chống nắng vật lý luôn là bước cuối cùng trong chu trình chăm sóc da buổi sáng, sau dưỡng ẩm và trước trang điểm. Thoa kem đúng thứ tự giúp màng lọc chống nắng vật lý tạo lớp màng bảo vệ da hiệu quả. Để tránh ảnh hưởng đến kết cấu của kem, nên đợi khoảng 15 phút sau khi dưỡng ẩm rồi thoa kem chống nắng vật lý hoặc dạng kem để da có khoảng nghỉ và thẩm thấu hoàn toàn hoạt chất trong kem dưỡng trước.

Liều lượng chuẩn

Để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu, lượng kem chống nắng tiêu chuẩn nên sử dụng khoảng 1/4 thìa cà phê cho toàn bộ khuôn mặt. Đây là liều lượng được các chuyên gia da liễu khuyến nghị để tạo đủ lớp che phủ giúp phản xạ tia UVA, UVB. Thoa quá ít có thể làm giảm tác dụng bảo vệ da nhưng thoa quá nhiều lại có thể khiến da bí và rất dễ lên mụn.

Các bước bôi kem chống nắng vật lý là gì?

  • Lấy một lượng vừa đủ: Không nên lấy quá nhiều ngay từ đầu. Có thể chia làm hai lần bôi nếu sợ bị nặng mặt.
  • Chia khuôn mặt thành vùng nhỏ: Đây là mẹo được nhiều beauty blogger áp dụng giúp bôi đều hơn và không bỏ sót vùng da dễ cháy nắng như sống mũi, tai, viền hàm.
  • Chấm đều kem: Dùng tay chấm kem lên các điểm chính như trán, má, mũi, cằm và cổ. Việc chia nhỏ như vậy giúp kem chống nắng vật lý phổ rộng được tán đều mà không tạo vệt trắng.
  • Tán nhẹ nhàng: Sử dụng đầu ngón tay vỗ nhẹ và tán kem từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên. Tuyệt đối không chà xát mạnh khiến kem bị loang và lớp bảo vệ bị xô lệch. Đừng quên thoa kem ở các vùng da tiếp xúc ánh nắng như cổ, tai, gáy, nơi thường bị bỏ quên nhưng lại dễ lão hóa sớm.

Thoa lại kem chống nắng vật lý như thế nào cho đúng?

Dù ưu điểm của kem chống nắng vật lý là lớp phủ bám lâu nhưng nếu vận động ngoài trời, ra nhiều mồ hôi hoặc đi bơi thì vẫn cần thoa lại sau mỗi 2 – 3 giờ. Trước khi thoa lại, hãy dùng giấy thấm dầu để lau sạch bã nhờn và bụi bẩn. Tốt hơn hết thì nên sử dụng tẩy trang trước khi thoa kem chống nắng để đảm bảo da đủ sạch không giữ bụi bẩn hay dầu thừa trước khi thoa kem chống nắng.

Với làn da trang điểm, lời khuyên tốt nhất là nên tẩy trang nhẹ nhàng, sau đó mới thoa lại để tránh bít tắc lỗ chân lông hoặc có thể ưu tiên lựa chọn sử dụng kem chống nắng dạng xịt để không làm thay đổi lớp makeup. Nếu chỉ làm việc trong môi trường văn phòng, không tiếp xúc nhiều ánh nắng thì việc thoa kem chống nắng 2 lần/ngày là đủ để bảo vệ da.

Giờ thì bạn đã hiểu rõ kem chống nắng vật lý là gì và vì sao nó là lựa chọn an toàn cho làn da dễ kích ứng hay đang treatment. Dù có một vài nhược điểm nhỏ nhưng với cách sử dụng đúng, kem chống nắng vật lý vẫn là sản phẩm tối ưu trong hành trình bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời. Hãy chọn sản phẩm phù hợp và đừng quên bôi đều mỗi ngày!